Vải đồng phục thân thiện môi trường, xu hướng mới của doanh nghiệp
Sự phổ biến của vải đồng phục thân thiện môi trường ngày càng lớn hơn qua các năm. Các vấn đề, loại vải và chất lượng nào cần lưu ý cho dòng vải thân thiện môi trường làm đồng phục.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, việc chọn lựa các sản phẩm thân thiện môi trường trở nên được quan tâm nhiều hơn. Xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp lớn mà còn len lỏi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực thời trang và may mặc. Trong đó, vải đồng phục thân thiện môi trường (sustainable uniform) đã và đang trở thành một lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp, trường học và tổ chức tại Việt Nam.
Tại sao chọn vải đồng phục thân thiện môi trường?
Vải truyền thống, mặc dù phổ biến và có giá thành rẻ, lại tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Quy trình sản xuất vải tổng hợp thường sử dụng một lượng lớn hóa chất độc hại và tiêu tốn nhiều nước. Hậu quả là lượng lớn chất thải công nghiệp và rác thải không phân hủy bị thải ra môi trường, gây ô nhiễm không khí, đất và nước.
Vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi, trong khi đó vải đồng phục thân thiện môi trường được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên hoặc tái chế, quy trình sản xuất cũng được tối ưu hóa để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Điều này cũng ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển của các doanh nghiệp, công ty sản xuất lớn phải đi đầu trong khâu bảo về mội trường nhằm hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Không chỉ vậy, các loại vải này còn an toàn hơn cho sức khỏe của người sử dụng, giúp giảm nguy cơ bị kích ứng da và các bệnh lý liên quan đến hóa chất.
Các loại vải đồng phục thân thiện môi trường phổ biến
Vải đồng phục thân thiện môi trường rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là
- Vải Cotton 100% dùng toàn bộ từ bông nên phân hủy được và phù phù hợp với làn da.
- Vải bamboo (sợi tre): với khả năng kháng khuẩn tự nhiên và độ phân hủy sinh học cao, cây tre phát triển nhanh chóng và không cần nhiều nước hay thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất.
- Vải Modal (gỗ sồi): Vải từ cây gỗ sồi có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, mềm mại và thân thiện với làn da.
- Vải sợi hữu cơ (Cotton Organic): Vải cotton hữu cơ được trồng và thu hoạch mà không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, từ phân bón đến thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho cả người trồng và người sử dụng.
- Vải sợi tái chế (Recycle): thường được làm từ nhựa PET tái chế, giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường
Các tiêu chuẩn trong sản xuất vải đồng phục thân thiện môi trường
Quy trình sản xuất vải đồng phục thân thiện môi trường bắt đầu từ việc thu thập nguyên liệu. Các nguồn nguyên liệu có thể bao gồm cotton hữu cơ, sợi tre, và các loại sợi tái chế từ nhựa hoặc các loại vải cũ. Phải đảm bảo đạt các tiêu tiểu cho dòng vải thân thiện môi trường để sản xuất đồng phục.
Ngoài ra phải quan tâm đến một số quy trình còn tái sử dụng nước thải và năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Các sản phẩm vải này thường đạt được các chứng nhận quốc tế về bảo vệ môi trường, như GRS (tái chế toàn cầu), GOTS (Global Organic Textile Standard) cho cotton hữu cơ hoặc OEKO-TEX Standard 100 cho các sản phẩm an toàn với người sử dụng.
Tình hình sủ dụng vải đồng phục thân thiện môi trường tại việt nam
Nhận thức chung về dòng vải thân thiện môi trường và xu hướng phát triển: Nhận thức về bảo vệ môi trường tại Việt Nam đang gia tăng, nhiều doanh nghiệp, trường học và tổ chức đã bắt đầu chuyển đổi sang sử dụng vải thân thiện môi trường để bảo vệ sức khỏe người dùng và môi trường.
Tính tối ưu về giá trị kinh tế: Giá thành của vải thân thiện môi trường thường cao hơn so với vải truyền thống, khiến nhiều người tiêu dùng do dự trong việc chuyển đổi và dùng phổ biến. Tuy nhiên các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đang ngày càng ưu tiên hơn cho việc sử dụng đồng phục thân thiện môi trường để đáp ứng như một tiêu chí cho một doanh nghiệp của tương lai.
Sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường và chính phủ: Cùng với những nỗ lực tuyên truyền, đang mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển và thông dụng hơn vải đồng phục thân thiện môi trường tại Việt Nam. Khi mức độ phổ biến đang ngày càng lớn thì giá thành sản phẩm sẽ giảm nhưng giá trị mang lại cho thương hiệu sử dụng vẫn được giữ nguyên.
Các lưu ý khi sử dụng vải đồng phục thân thiện môi trường
Vải thân thiện mỗi trường sử dụng may đồng phục phải có chứng nhận về sản phẩm được cấp riêng biệt cho mỗi lô hàng như GOTS, GRS và Handtag đi kèm cho mỗi sản phẩm áo thành phẩm.
Để dùng vải đồng phục thân thiện môi trường một cách hiệu quả, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn giặt và phơi đúng cách. Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh và tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời quá lâu để giữ cho vải không bị phai màu và co rút.
Để áo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc. Khi áo dính bẩn xử lý ngay bằng xà phòng nhẹ, tránh chất tẩy mạnh.
Kết luận
Vải đồng phục thân thiện môi trường không chỉ là một xu hướng thời trang mà còn là một phần quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Việc sử dụng các loại vải này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từ việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường đến việc bảo vệ sức khỏe người sử dụng và tiết kiệm chi phí. Hiện tại SYNEX đang cung cấp các sản phẩm vải thân thiện môi trường với nhiều kiểu dệt phù hợp nhu cầu cũng như giá thành tốt. Doanh nghiệp có thể liên hệ để nhận mẫu vải và tư vấn chi tiết.