Vải thun Interlock là gì? Đặc điểm & Giá thành thế nào?
Trong may mặc tại Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước hoặc gia công cho doanh nghiệp nước ngoài thì sử dụng rất đa dọng các dòng vải. Trong đó loại vải thun interlock được ưa chuộng sử dụng trong những năm gần đây. Vậy vải interlock này có các đặc điểm nổi bật gì? […]
Trong may mặc tại Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước hoặc gia công cho doanh nghiệp nước ngoài thì sử dụng rất đa dọng các dòng vải. Trong đó loại vải thun interlock được ưa chuộng sử dụng trong những năm gần đây. Vậy vải interlock này có các đặc điểm nổi bật gì? Giá thành cũng như nhu cầu sử dụng thế nào?
Vậy vải thun interlock là gì?
Đây là loại vải được tạo ra từ kiểu dệt interlock là một kiểu dệt thuộc dệt kim đan ngang. Bao gồm một cột vòng (wales) vuông góc với hàng vòng (Course) của sợi vải. Các cột vòng phải của lớp vải này sẽ hoàn toàn che khít các cột vòng phải của lớp vải kia, vì vậy mà vải interlock có 2 mặt hoàn toàn giống nhau. Hay còn gọi là vải 2 mặt phải.
Vải interlock được tạo thành từ nhiều loại vật liệu dệt có thể từ các sợi thiên nhiên (len, gai, lanh, lụa,…) hoặc cũng có thể từ các sợi nhân tạo (polyester, modal, acetate, nylon,…). Nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại sợi dệt phù hợp theo nhu cầu sử dụng, từ các thành phần sợi dệt trong vải mà ta có được các loại vải Interlock khác nhau.
Đặc tính của loại vải thun interlock
- Độ bền: Do cấu trúc các cột vòng và hàng vòng vuông góc nhau và lớp này che khít lớp kia nên làm cho vải Interlock có cảm giác dày và chắc chắn hơn các loại vải thun Jersey thông thường. Cấu trúc chặt chẽ không làm vải bị tuột vòng sợi.
- Tính thẩm mĩ cao: bề mặt vải bóng mịn, dày dặn và đặc biệt vải không bị quăn mép giúp cho các thao tác trong sản xuất may mặc trở nên dễ dàng hơn, cho ra năng suất cao hơn.
- Đặc tính theo thành phần nguyên liệu: Ngoài tính năng đặc trưng của kiểu dệt thì tính năng của vải còn sẽ phụ thuộc vào thành phần sợi dệt nên vải. Ví dụ đặc tính tính đàn hồi của vải interlock sẽ được nâng cao nếu có pha thêm sợi Spandex, hay nếu được tạo ra từ sợi cotton thì thấm hút mồ hôi được tốt và thoáng khí. Vải từ polyester thì được độ bền càng cao hơn, vải bóng bề mặt, mượt…
Cách đơn giản để phân biệt vải Interlock và vải Single Jersey
1. So sánh bề mặt vải: Single Jersey chỉ thể hiện kiểu dệt ở 1 mặt còn Interlock cả 2 mặt của vải đều hiện rõ cấu trúc dệt.
2. Kiểm tra mét vải: Vải interlock sẽ không bị quăn mép vải khi kéo căng nhờ vào cấu trúc chặt chẽ của mình. Còn vải Single Jersey sẽ bị quăng mép lại.
Các sản phẩm vải interlock tại Synex
Ứng dụng của vải thun Interlock hiện nay
Do có nhiều tính năng ưu việt nên dòng vải Interlock được ứng dụng rất rộng rãi vào trong sản phẩm may mặc trong nước cũng như xuất khẩu. SYNEX có thể kể ra một số ứng dụng cơ bản sau để khách hàng có thể nhận biết khi tiêu dùng ngoài thị trường:
1. Áo thun (T-shirt) , váy (dress): Do tính thoáng mát tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc
2. Hoodie, áo khoác: Vải Interlock với thành phần từ sợi Poly sẽ cho ra những tính chất ưu việt nhờ vào sự mềm mại, chống bám bẩn và tia UV rất tốt.
3. Đồ thể thao: Nếu có pha thêm sợi spandex sẽ cho độ co giãn tốt, độ bền cao của vải sẽ rất thích hợp để may đồ thể thao hay những môn vận động ở cường độ cao.
4. Ứng dụng trong các ngành khác: Không những chỉ ứng dụng trong ngành may mặc mà còn dùng để may chăn, drap, rèm cửa trong trang trí nội thất…
Các lưu ý khi sử dụng sản phẩm làm từ vải thun Interlock
- Nên giặt ngay sau khi sử dụng. Do tính chất vải interlock thấm hút tốt nên sản phẩm sau khi sử dụng nhất là đối với các sản phẩm hàng thể thao sẽ không tránh khỏi việc lưu lại mùi mồ hôi trên quần áo nếu không giặt ngay sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc, bốc mùi.
- Đối với vải Interlock, nên giặt tay thay vì sửa dụng máy giặt máy sấy, tránh ngâm vải lâu trong nước giặt để không sờn bề mặt của mặt vải.
- Để tránh làm bay màu quần áo ta không sử dụng chất tẩy mạnh, tránh phơi quần áo dưới trời nắng gắt
- Vải thun Interlock với đặc thù ít nhăn vì vậy cần hạn chế việc ủi hơi, nếu trong trường hợp cần ủi thì nên ủi phà hơi ở nhiệt độ dưới 180 độ C, để vải không bị cứng, mất độ đàn hồi cũng như cấn bóng trên bề mặt của vải.
Tìm hiểu thêm về loại vải khác: vải tici