Vải tính năng kháng khuẩn khử mùi
Tại vùng khí hậu nắng nóng ẩm như ở Việt Nam, cơ thể dễ sinh ra nhiều mồ hôi, mùi cơ thể được hút và lưu giữ trên vải lâu dài cũng là điều kiện thuận lợi để sản sinh ra vi khuẩn, mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy các dòng vải tính năng […]
Tại vùng khí hậu nắng nóng ẩm như ở Việt Nam, cơ thể dễ sinh ra nhiều mồ hôi, mùi cơ thể được hút và lưu giữ trên vải lâu dài cũng là điều kiện thuận lợi để sản sinh ra vi khuẩn, mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy các dòng vải tính năng kháng khuẩn khử mùi được sử dụng trong các sản phẩm may mặc ngày càng nhiều đặc biệt các dòng cho thể thao, vận động,…
Nguyên nhân gây nên mùi hôi trên cơ thể
Khi chúng ta vận động nhiều hoặc ở trong điều kiện nóng bức cơ thể chúng ta cần hạ thấp thân nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định. Đổ mồ hôi là cách điều chỉnh nhiệt độ tự nhiên của cơ thể, tỏa đi nhiệt lượng nóng ra bên ngoài, sau đó bay hơi khỏi da và làm mát da. Tuy nhiên, dưới tác động của môi trường và loại quần áo sử dụng mà lượng mồ hôi này có thể tồn tại lâu hơn trên cơ thể cũng như thấm đẫm lên quần áo.
Mặc dù bản thân mồ hôi không có mùi nhưng mùi cơ thể xảy ra khi mồ hôi phản ứng với vi khuẩn sống trên bề mặt da tạo ra mùi khó chịu. Hơn nữa, đặc tính vốn có của vải sợi tạo điều kiện cho vi sinh vật như vi khuẩn và nấm mốc phát triển ở điều kiện ẩm ướt mồ hôi.
Các vi khuẩn, nấm mốc này không chỉ tạo ra mùi hôi khó chịu mà còn gây nên các loại viêm nhiễm ngoài da rất nguy hiểm, đặc biệt là những làn da nhạy cảm.
Vải tính năng kháng khuẩn khử mùi là gì?
Công nghệ khử mùi ức chế sự phát triển của vi khuẩn tạo mùi trên da bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn trước khi chúng có thể tương tác với mồ hôi. Khi vi khuẩn không thể phát triển và trộn lẫn với độ ẩm từ mồ hôi, sẽ tạo ra ít mùi hơn.
Ngoài ra, những tác động của vi khuẩn còn có thể tạo ra sự đổi màu, tăng khả năng bám bẩn sinh học và giảm độ bền cơ học tổng thể của vải. Hơn nữa, hàng dệt được sử dụng trong môi trường chăm sóc sức khỏe bắt buộc phải có đặc tính kháng khuẩn để giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh.
- Kháng khuẩn – Antibacterial/ Antimicrobial
- Khử mùi – Anti-Odor/ Odor-free
- Kháng nấm mốc – Anti-mold/ Anti-mildew
Kháng khuẩn có hai thuật ngữ “Antibacterial” và “Antimicrobial” được dùng phổ biến. Mặc dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng hai thuật ngữ này có thể khác nhau về loại vi khuẩn mà chúng có tác dụng chống lại hiệu quả.
Antibacterial – Kháng khuẩn: khả năng chống lại các vi khuẩn, nổi bật các loại khuẩn E. coli và S. aureus.
Antimicrobial – Kháng vi sinh vật: khả năng không chỉ chống lại các vi khuẩn mà còn chống lại các yếu tố sống vi sinh khác như vi khuẩn (-bacterial) và nấm, mốc (-fungal). Vì thế, tính năng kháng khuẩn thường có thể được bao gồm cả tính năng khử mùi và chống nấm, mốc.
Bên cạnh đó, những chất liệu vải mỏng nhẹ, vải thấm hút tốt và bay hơi nhanh giữ làn da được thông thoáng cũng hạn chế tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển nên hiệu quả kháng khuẩn, khử mùi đạt được tuyệt vời hơn.
Các công nghệ tạo vải tính năng kháng khuẩn khử mùi
Các chất kháng khuẩn được sử dụng phổ biến
Các hợp chất chứa các ion kim loại như Bạc/ Kẽm/ Đồng/ Coban,… hay các hợp chất muối amoni bậc bốn (quaternary ammonium compounds – QAC), các chất phenol halogen hóa như triclosan, Polyhexamethylene biguanide – PHMB (tên thương mại Vantocil), N-halamines.[1]
Hầu như tất cả các công nghệ kháng khuẩn đều dựa trên bạc. Ở điều kiện độ ẩm cụ thể (khi đổ mồ hôi), thành phần bạc sẽ bắt đầu di chuyển các ion bạc thoát ra từ bề mặt vải dệt và tiêu diệt vi khuẩn. Những chất kháng khuẩn có trên thị trường được áp dụng trong dệt may như Ruco-BAC®, SilverClear®, UltraFresh®, Silpure®, AlphaSan®, Microfresh®, Solefresh®, GuardYarn®, SmartSilver®,…[1]
Một số thuốc nhuộm tự nhiên cũng có đặc tính kháng khuẩn, làm cho vải được nhuộm bằng thuốc nhuộm này có khả năng kháng khuẩn. Chất kháng khuẩn còn có nguồn gốc từ thực vật như Terpenoid/ Lectin & Polypeptide/ Flavonoid/ Quinones/ Tannin/ Coumarins. Chitosan có nguồn gốc từ vỏ ngoài của giáp xác tôm, cua cũng có tác dụng kháng khuẩn.
Chất kháng khuẩn có thể được chia thành hai loại: chất có cơ chế giải phóng hay “thấm lọc (leaching)” có kiểm soát và loại liên kết hay “không thấm lọc (non-leaching)”. Cơ chế của loại thấm lọc sẽ hoạt động khi tiếp xúc với tế bào, bám vào vật liệu dệt và phản ứng với vi khuẩn khi tiếp xúc trực tiếp. Mặt khác, loại không thấm lọc sẽ khuếch tán hóa chất gây rối loạn vào tế bào, các chất kháng khuẩn sẽ được giải phóng ra môi trường với tốc độ được kiểm soát để phá vỡ vi sinh vật ở gần vật liệu dệt. Loại này được ưu tiên cho môi trường hỗ trợ sự khuếch tán của hóa chất, chẳng hạn như nước.[1]
Cơ chế | Chất kháng khuẩn | Vật liệu dệt | Lưu ý |
---|---|---|---|
Leaching | Metals (silver) | Nylon, Wool, Polyester, Cellulose tái sinh (Viscose,…) | Có thể giải phóng chậm, bền, làm mất dần ion Ag. |
Leaching | Triclosan | Polyester, Nylon, Acrylic, Poly propylene, Cellulose-acetate | Phân hủy thành dioxin độc hại, lượng cần thiết lớn, kháng vi khuẩn, bị cấm ở một số nước Châu Âu. |
Non- Leaching | QACs | Cotton, Wool, Nylon, Polyester, Acrylic | Rất bền, liên kết cộng hóa trị, có khả năng kháng vi khuẩn. |
Non- Leaching | PHMB | Nylon, Polyester, Cotton | Cần số lượng lớn, kháng khuẩn. |
Non- Leaching | N-halamine | Wool, Nylon, Cotton, Polyester | Cần tái tạo lại, có mùi khó chịu từ Cl dư. |
Non- Leaching | Peroxyacids | Cotton, Polyester | Độ bền kém, cần tái tạo lại. |
Non- Leaching | Chitosan | Wool, Polyester, Cotton | Độ bền thấp, ảnh hưởng đến handfeel vải. |
Phương pháp xử lý chất khử mùi, kháng khuẩn trên vải sợi
Sử dụng quá trình dip-pad-dry-cure: Các hạt chất từ các công thức hóa học phức tạp được tráng phủ (padding) lên trên vải thông qua quá trình dip-pad-dry-cure (ngấm-ép-sấy-định hình) – đây là phương pháp xử lý cho phần lớn các chất kháng khuẩn, khử mùi. Quá trình này được áp dụng cho hàng dệt ở dạng cuộn, có hiệu quả nhanh, dễ thực hiện và có tính kinh tế.[2]
Sử dụng các chất liên kết ngang (cross-linking/ cross-binding): Phương pháp này gắn kết các hạt chất có tính khử mùi vào chất liệu dệt và liên kết vĩnh viễn với sản phẩm dệt để tăng cường hiệu suất khử mùi của vật liệu dệt.[2]
Liên kết hóa học/ xử lý hóa học: Hầu hết các công nghệ chống mùi đều dựa vào phương pháp xử lý hóa học với thành phần kháng khuẩn gắn trực tiếp lên chất liệu dệt.[2]
Phương pháp bao vi nang (Microencapsulation): Là một trong những phương pháp mới để hoàn tất chức năng vật liệu dệt. Chất khử mùi sẽ được tồn tại cùng với vùng vô định hình của chất liên kết – các trùng hợp Polymer trong một hệ phân tán keo. Hệ keo có các hạt hoặc giọt nhỏ này được bao quanh bởi một lớp phủ hình thành nên bao vi nang.[2]
Phương pháp kéo sợi: các thành phần có chứa ion kim loại Bạc/ Kẽm/ Đồng/ Coban,… còn có thể đưa trực tiếp vào dung dịch kéo sợi để sợi được tích hợp các đặc tính kháng khuẩn, khử mùi bền lâu trên vải.
Ứng dụng vải kháng khuẩn khử mùi
Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm và có nhiều các mầm bệnh thì các yếu tố liên quan đến sức khỏe và vệ sinh đặc biệt được chú ý trên các sản phẩm tiêu dùng từ thành phần dệt may. Các tiêu chí về sạch đẹp, an toàn và tiện lợi được ứng dụng rộng rãi. Có 3 lĩnh vực hiện nay được ứng dụng rộng rãi vải dệt kháng khuẩn nhất là quần áo, đồ gia dụng và y tế.
Trong phân khúc quần áo: đáng chú ý nhất đồ thể thao, giày, tất và đồ lót là những mặt hàng dễ sinh vi khuẩn và mùi hôi nhất hoặc quần áo ngoài trời, dự tiệc. Khi hoạt động quá mức cơ thể sinh ra nhiều mồ hôi cùng với môi trường nóng bức sẽ rất khó chịu nên việc xử lý kháng khuẩn khử mùi cho quần áo là giải pháp cần thiết cho cơ thể.
Trong nền công nghiệp hàng gia dụng và khách sạn: những vật dụng như ga trải giường, vỏ gối và chăn lông, vải phòng tắm, khăn bông, khăn trải bàn, rèm cửa và các đồ bọc khác,… thường sau một thời gian sử dụng nhất định sẽ ố bẩn và là môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nên khử mùi kháng khuẩn và làm sạch sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và vệ sinh.
Trong ngành chăm sóc sức khỏe: kháng khuẩn khử mùi được áp dụng trong ga trải giường bệnh, tạp dề bác sĩ và quần áo bệnh nhân.
Những sản phẩm cho mùa nắng nóng ở Việt Nam
Quần áo hoạt động ngoài trời nắng
- Kháng khuẩn (Anti-bacterial)
- Khử mùi (Anti-odor)
- Chống nắng (Anti-UV)
- Mát mẻ (Cool touch)
Tại vùng khí hậu nắng nóng ẩm như ở Việt Nam, cơ thể dễ sinh ra nhiều mồ hôi, mùi cơ thể được hút và lưu giữ trên vải lâu dài cũng là điều kiện thuận lợi để sản sinh ra vi khuẩn, mùi hôi khó chịu. Các dòng sản phẩm Aquana gen 1 và Aquana gen 2 từ Synex là những dòng sản phẩm chống nắng có tính năng kháng khuẩn tối ưu. Sản phẩm giúp tạo ra hàng rào bảo vệ kép vừa chống vừa chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn nấm mốc ngoài ra còn ngăn mùi hôi khó chịu và mát mẻ mỏi khi chạm vào.
Quần áo mặc thường mùa hè
- Kháng khuẩn (Anti-baterial)
- Mỏng nhẹ ( Anti-odor)
- Thoáng mát (Cool touch)
- Hút ẩm (Wicking)
Mùa hè nắng nóng khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều gây cảm giác cực kỳ khó chịu, ngoài những loại trang phục rộng rãi thoáng khí thì các chất liệu tốt đã xử lý chức năng cũng rất được quan tâm. Quần áo mát mẻ (cool touch), thấm hút tốt (wicking), hạn chế vi khuẩn (anti-bacterial) và mùi hôi (anti-odor) sẽ làm cho người mặc quần áo cảm giác dễ chịu và thoải mái để tận hưởng mùa hè và các hoạt động vui chơi.
Mặc dù vải kháng khuẩn khử mùi không dùng phổ biến cho quần áo thông thường và thời trang nhưng tính năng này đóng vai trò quan trọng trong cho các loại vải chức năng, hiệu năng cao. Vải tính năng đặc biệt là kháng khuẩn đang được nghiên cứu và phát triển không ngừng trên đa dạng các loại chất liệu để đặt hiệu quả tốt hơn. Synex luôn cố gắng phối hợp với các nhà cung cấp và nắm bắt công nghệ để nghiên cứu phát triển nhiều dòng sản phẩm kháng khuẩn, khử mùi khác nhau phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Nguồn tham khảo
[1]https://www.intechopen.com/chapters/77673
[2]https://acta.fih.upt.ro/pdf/2020-1/ACTA-2020-1-14.pdf