Vải tái chế Polyester – Vật liệu xanh của tương lai

Trong bối cảnh ngày càng nhiều người quan tâm đến môi trường và phát triển bền vững, vải tái chế đang trở thành một chủ đề nóng hổi trong ngành công nghiệp thời trang. Điều gì làm cho vải tái chế trở nên đặc biệt và quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ mở ra cánh cửa hiểu biết về thế giới của vải tái chế – từ quy trình sản xuất, lợi ích đối với môi trường, cho đến những ứng dụng thực tế trong thời trang và đời sống hàng ngày. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về nguồn nguyên liệu thời trang, và làm thế nào vải tái chế đang góp phần tạo nên một tương lai xanh hơn, bền vững hơn.

Sợi tái chế là gì ? vải poly tái chế là gì ?

Sợi tái chế là gì

Khác với Polyester truyền thống là xơ nhân tạo được tổng hợp từ Ethylene có nguồn gốc nguyên liệu từ dầu mỏ với quy trình sản xuất cần nhiều năng lượng thì sợi hay vải Recycled Polyester được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhựa được xem là rác thải không còn giá trị sử dụng, tuy nhiên thay vì thải ra môi trường và trải qua quá trình hằng trăm năm để phân hủy thì các vật liệu nhựa này được tái chế kéo thành sợi và dệt vải tái chế ta tạo ra sản phẩm có tính chất tương tự như sợi truyền thống nhưng lại thân thiện môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên hơn.

Quy trình sản xuất vải poly tái chế

Quy trình sản xuất sợi tái chế

Polyester tái chế là sợi được thu hoạch từ nhựa tận dụng lại, thường là những chai nhựa cũ đã qua sử dụng được thu gom về nhà máy loại bỏ nhãn dán và được cắt thành những miếng nhỏ. Những miếng nhựa kích thước nhỏ này sẽ trải qua các bước làm sạch và xử lý nghiêm ngặt. Sau đó sợi được đun nóng chảy và kéo thành các sợi nhỏ thông qua thiết bị spinneret tương tự như quy trình sản xuất sợi Polyester thông thường. Tùy vào nhu cầu sử dụng có thể sử dụng sợi dài liên tục hoặc thêm bước cắt ngắn sợi để kéo sợi xơ ngắn, sau đó sợi qua tiếp quy trình dệt nhuộm tạo ra vải Recycle

quy trinh saan xuat soi tai che
Hình ảnh mô tả quy trình sản xuất vải tái chế

Lý do sử dụng vật liệu Recycle

Vải Recycled Poly có chất lượng tương đương với Polyester nguyên chất, có thể được tái chế liên tục nhiều lần mà không suy giảm chất lượng, bên cạnh đó sợi tái chế còn mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị như sau :

  • Giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nguyên chất : Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại, dầu mỏ được sử dụng trong sản xuất nhiều loại vật liệu và ngành công nghiệp, vận tải tuy nhiên dầu mỏ là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo nên sự lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa là một trong những vấn đề quan trọng dẫn tới xu hướng giảm khai thác cũng như giảm sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ. 
chai-nhua
Sản xuất sợi thông qua tái sử dụng chai nhựa giúp tiết kiệm nguồn dầu mỏ
  • Giảm thải rác thải nhựa : trên thế giới, mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu dùng và sau đó thải ra môi trường, thông qua tái sử dụng nguồn nguyên liệu bằng cách tận dụng và sản xuất sợi tái chế, vải Recycle mang lại cho nhựa cuộc sống thứ hai cũng như giảm tải cho môi trường một lượng rác thải đáng kể, giúp các chai nhựa thoát khỏi số phận phải chờ phân hủy hơn hàng trăm năm trong một bãi rác hay giảm thải rác thải nhựa ra đại dương, có thể gây hại cho sinh vật biển. 
ô nhiễm rác thải nhựa
Sử dụng sợi tái chế giúp bảo vệ môi trường đất và biển
  • Thân thiện môi trường : việc sản xuất vải tái chế sẽ giảm khí thải nhà kính thông qua quy trình sản xuất và tái chế nhựa có sẵn tạo ra ít hơn 55% lượng khí thải CO₂, cũng như tiêu thụ năng lượng ít hơn 53% so với việc tạo và xử lý Polyester nguyên chất từ dầu mỏ, đây là một sự thay thế thông minh cho vải Polyester mới và là vật liệu mang ý nghĩa thân thiện môi trường hơn.
vậy liệu xanh
Vật liệu Recycle phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường xanh
  • Vải tái chế Polyester có một số ưu điểm hơn vải cotton : Là một loại sợi tổng hợp, Polyester tái chế không cần đất để trồng trọt do đó không phun hóa chất vào các cánh đồng bông thông thường cũng như quy trình sản xuất Polyester sử dụng ít nước hơn nhiều so với bông. Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và giảm lượng hóa chất thải ra môi trường

Xem thêm: sợi tái chế là gì

Chứng nhận nguồn gốc sợi tái chế

Một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng xác minh được hàm lượng tái chế trong sản phẩm một cách minh bạch và tin cậy có thể kể đến là tiêu chuẩn GRS và RCS được phát triển và kiểm soát bởi Textile Exchange – là một tổ chức cam kết xây dựng các tiêu chuẩn đáng tin cậy, được quốc tế công nhận bao gồm các hệ thống đảm bảo, giám sát và đánh giá. Mục tiêu chung của GRS và RCS là tăng cường sử dụng vật liệu tái chế. GRS bao gồm các tiêu chí bổ sung cho các yêu cầu xử lý xã hội và môi trường và các hạn chế về hóa chất.

RCS – Recycled Claim Standard

chứng nhận vải tái chế

Là tiêu chuẩn tuyên bố tái chế toàn cầu, theo dõi nguyên liệu thô tái chế thông qua chuỗi cung ứng. Những tổ chức được chứng nhận RCS có thể gắn dãn nhãn thành phẩm với logo của chứng nhận Recycled Claim Standard, tuyên bố sản phẩm chứa bao nhiêu % nguyên liệu tái chế. Lưu ý rằng RCS không đề cập và không đảm bảo các sản phẩm chỉ chứa các hóa chất vô hại và cũng không đảm bảo việc sản xuất có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Chứng nhận RCS cung cấp hai nhãn sản phẩm :

  • RCS 100 : RCS 100 đảm bảo rằng sản phẩm chứa 95-100% nội dung tái chế mà không có bất kỳ vật liệu không được chứng nhận nào cùng loại.
  • RCS BLENDED : RCS Blended đảm bảo rằng sản phẩm chứa 5-95% hàm lượng tái chế mà không có hạn chế nào khác về hàm lượng còn lại.

Mục đích của chứng nhận RCS

  • Tăng cường sử dụng vật liệu tái chế để thúc đẩy tiêu dùng bền vững và mô hình sản xuất giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm.
  • Cung cấp một công cụ để các công ty xác nhận và truyền đạt các tuyên bố về tính bền vững về sản phẩm của họ.
Hangtag Recycle Claim Standard 100
Hangtag Recycled Claim Standard 100

GRS – Global Recycle Standard

chứng nhận sợi tái chế

Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu là một tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế để theo dõi và xác minh hàm lượng vật liệu tái chế trong một sản phẩm cuối cùng với tối thiểu 20% vật liệu tái chế. Tiêu chuẩn áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng và giải quyết truy xuất nguồn gốc, tuân thủ nguyên tắc môi trường, yêu cầu xã hội, hàm lượng hóa chất và ghi nhãn.

Hangtag Global Recycled Standard
Hangtag Global Recycled Standard

Mục đích của chứng nhận GRS

  • Tăng cường sử dụng và tăng tỷ lệ vật liệu tái chế trong sản phẩm
  • Xác minh hàm lượng tái chế trong sản phẩm
  • Cung cấp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng một công cụ để đưa ra quyết định sáng suốt.
  • Giảm tác động có hại của sản xuất đến con người và môi trường.
  • Đảm bảo rằng các sản phẩm được xử lý tốt hơn tuân thủ các vấn đề môi trường và xã hội.

Một số thương hiệu sợi Polyester tái chế làm vải tái chế

Unifi : Repreve

Unifi : Repreve

Sợi Repreve của Unifi – một trong những tên tuổi lớn trong ngành sợi tái chế từ Mỹ đã biến những chai nhựa thành một loại sợi thân thiện, được các thương hiệu hàng đầu thế giới sử dụng để may quần áo thể thao và thời trang. Sợi được sản xuất với chất lượng tốt, còn có thể các đặc tính như wicking, làm ấm và làm mát, chống thấm nước,.. Unifi, công ty sản xuất Repreve đã tái chế hơn 25 tỷ chai nhựa, tạo ra đủ năng lượng để cung cấp cho 236.567 ngôi nhà trong 1 năm, cải thiện chất lượng không khí bằng cách giảm 646 triệu kg khí thải CO₂.

Ngày 9/1/2017 Công ty Unifi, Inc đã chính thức nhượng quyền cho công ty cổ phần Sợi Thế kỷ làm nhà sản xuất thương hiệu Repreve cho mặt hàng sợi sử dụng nguyên liệu tái chế tại Việt nam. Sợi Thế Kỷ tận dụng được lợi thế thương hiệu và nguồn cung ứng hạt nhựa tái chế để sản xuất loại sợi có biên lợi nhuận gần gấp đôi so với sợi nguyên sinh truyền thống.

Libolon : RePET

Libolon : RePET

Để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường, Libolon ® đã phát triển RePET ®  là sợi Polyester tái chế mới được sản xuất từ ​​chai nhựa đã qua sử dụng. Sử dụng các quy trình tái chế thân thiện với môi trường, RePET ® không phụ thuộc vào dầu mỏ do đó bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm gánh nặng môi trường mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Hyosung : Regen

Hyosung : Regen

Thương hiệu Regen của Hyosung là một trong những sợi Polyester tái chế đầu tiên ở Hàn Quốc. So với việc tạo ra sợi được sản xuất nguyên sinh từ dầu mỏ, quy trình sản xuất sợi Regen thân thiện với môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm nước và năng lượng.

Các thương hiệu sử dụng sợi Polyester tái chế

vải tái chế

Nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, nhiều thương hiệu thời trang lớn đã và đang dành sự quan tâm và chú trọng sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình. Trong khi Decathlon và Adidas kỳ vọng tăng tỷ trọng sợi tái chế lên 100% trong 2-5 năm tới tại một số thị trường thì Puma, Nike, Under Armour, Uniqlo,… cũng đang gia tăng tỷ lệ vật liệu bền vững trong sản phẩm của mình.

vải recycles polyester
Vải Recycled Polyester làm từ chai nhựa là một trong những chất liệu được sử dụng để làm Áo Polo DRY-EX một thương hiệu của Toray Industry

Tổ chức Textile Exchange cũng dự báo sản lượng tiêu thụ sợi tái chế Polyester toàn cầu sẽ tăng gấp gần 4 lần trong giai đoạn 2020 – 2025. Với thử thách “2025 Recycled Polyester Challenge” tháng 4/2021, có tới 85 thương hiệu và nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực dệt may như Adidas, H&M, Inditex, IKEA,… cùng tham gia và cam kết nâng tỷ trọng tiêu thụ sợi Polyester tái chế trên toàn cầu.

áo từ vật liêu tái chế
Dòng áo hoodie và sweater của H&M với vật liệu Recycle
áo thun từ vật liệu tái chế
Áo thun T-shirt của Adidas may từ vải tái chế
áo khoác từ vật liệu tái chế
Áo khoác với vải Recycle của Uniqlo
vai-tai-che
Dòng sản phẩm sử dụng vải Recycled Polyester của Nike

Là một trong những đơn vị sản xuất và cung cấp vải cho nhiều thương hiệu, Synex cũng đang chuyển mình với các mặt hàng thân thiện với môi trường. Bên cạnh dòng sản phẩm sợi tái chế đến từ Polyester, Synex cũng là đơn vị uy tín cung cấp vải có nguồn gốc tái sinh, vải Cotton Organic,… cam kết về tính bền vững thông qua các sản phẩm thân thiện với môi trường với sự đầu tư nghiêm túc.

Sản phẩm vải của tương lại: Vải polyester phân huỷ sinh học

5/5 - (3 bình chọn)

LIÊN HỆ SYNEX

  • 57/2 ấp 1, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Hồ Chí Minh
  • 034 575 2236 (Tel & Zalo & Viber)
  • synex.contact@gmail.com
DMCA.com Protection Status

Goolge map: https://goo.gl/maps/3cQCDaoBi52fK9vi9

SẢN PHẨM CỦA SYNEX

  • Vải thun Cotton
  • Vải thun Polyester
  • Vải thun Pha
  • Vải nhập khẩu
  • Vải sợi bền vững
  • Vải tính năng

LIÊN KẾT SOCIAL MEDIA

  • Facebook
  • Google Map
  • Zalo Official
  • Instagram
  • Youtube
  • Tiktok
Design Fabric With Nature And Human
Logo