BCI Cotton – Sáng kiến Cotton tốt hơn

BCI Cotton có gì đặc biệt, vì sao nguồn nguyên liệu Cotton và ngành nông nghiệp trồng bông cần phải thay đổi để bền vững? Trong lịch sử phát triển của các nguồn nguyên liệu dệt vải, Cotton có vị trí không thể thay thế bởi tính chất sử dụng tuyệt vời của nó. Vải […]

BCI Cotton – Sáng kiến Cotton tốt hơn

BCI Cotton có gì đặc biệt, vì sao nguồn nguyên liệu Cotton và ngành nông nghiệp trồng bông cần phải thay đổi để bền vững?

Trong lịch sử phát triển của các nguồn nguyên liệu dệt vải, Cotton có vị trí không thể thay thế bởi tính chất sử dụng tuyệt vời của nó. Vải được dệt từ Cotton cho cảm giác mềm mại, mát mẻ, thoải mái nhờ hút ẩm tốt và thoáng khí. Ngành nông nghiệp trồng bông cũng vì thế mang lại lợi ích kinh tế cho những vùng chuyên canh bông lâu đời trên thế giới.

Tương tự các giống cây trồng khác, để đạt được chất lượng, sản lượng và tránh các tác nhân thời tiết, sâu bệnh, bông thường được sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật từ lúc sinh trưởng, phát triển đến thu hoạch. Một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật sẽ một phần ngấm vào môi trường, một phần tiếp xúc với người nông dân và phần còn lại lưu giữ trên sợi bông có thể gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đây là điều quan tâm của cả thế giới về việc giữ cân bằng giữa nền nông nghiệp trồng bông thân thiện với môi trường và an toàn sức khỏe con người.

Nụ bông làm vải cotton trên cây

Đồng thời, bông cũng là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo quan trọng. Việc bảo vệ sự phát triển và sản xuất bền vững của nó là điều cần thiết, đặc biệt là các giống bông thương mại chiếm thị phần lớn trong tổng lượng tiêu thụ bông thế giới.

Và sáng kiến Cotton bền vững hay BCI Cotton ra đời giúp cân bằng giữa các yếu tố sản xuất, môi trường, thị trường và con người.

Quá trình hình thành, cơ cấu và mục tiêu hoạt động của hiệp hội BCI Cotton

BCI Cotton Quá trình hình thành hiệp hội BCI Cotton

Better Cotton Initiative (BCI), gọi tắt là Better Cotton hay BCI Cotton là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn Cotton “tốt hơn”. Sáng kiến này làm cho sản xuất bông toàn cầu trở nên tốt hơn cho những người sản xuất ra nó, tốt hơn cho môi trường mà nó phát triển và tốt hơn cho tương lai của ngành.[1]

Năm 2005, như một phần của sáng kiến bàn tròn do World Wide Fund For Nature (WWF) triệu tập, một nhóm các tổ chức có tầm nhìn xa đã cùng nhau hợp tác để đảm bảo bông có một tương lai bền vững.

Việc triển khai các nội dung này bắt đầu vào năm 2010 bao gồm các khu vực và quốc gia ở Châu Phi, cũng như Brazil, Ấn Độ và Pakistan. Sau đó, BCI Cotton mở rộng sang một số quốc gia mới khác vào năm 2013 bao gồm Trung Quốc, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mozambique.[2]

Logo nhận diện BCI Cotton qua các giai đoạn từ 2005 đến nay
Logo nhận diện BCI Cotton qua các giai đoạn từ 2005 đến nay [1] – 2021 Annual report

Cơ cấu hoạt động hiện nay của hiệp hội BCI Cotton thế giới

Ban đầu hiệp hội BCI Cotton nhận hỗ trợ đến từ các tổ chức như adidas, Gap Inc., H&M, Hợp tác ICCO, IKEA, Liên đoàn các nhà sản xuất nông nghiệp quốc tế (International Federation of Agricultural Producers-IFAP), Tập đoàn tài chính quốc tế (International Finance Corporation-IFC), tổ chức Organic Exchange, Oxfam, Mạng lưới hành động thuốc trừ sâu (Pesticide Action Network-PAN) của Anh và WWF.

Chỉ trong hơn một thập kỷ, BCI đã thuyết phục được các bên liên quan trong toàn ngành trở thành đối tác từ nông dân, người thu hoạch, người kéo sợi, nhà cung cấp, nhà sản xuất, chủ sở hữu thương hiệu, nhà bán lẻ, tổ chức xã hội dân sự, nhà tài trợ và chính phủ. Điều này bổ sung thêm hơn 2.500 thành viên trong mạng lưới Better Cotton. Hơn 2,4 triệu nông dân ở 25 quốc gia hiện có giấy phép bán bông của họ với tên gọi Better Cotton.[1] (3/2023).

BCI đóng góp vào các mục tiêu của Liên Hợp Quốc nhằm đạt được sự bền vững về nước và nông nghiệp bền vững trên toàn cầu.

Mục tiêu hoạt động cốt lõi của “Better Cotton” và mục tiêu 10 năm

BCI đặt mục tiêu chuyển đổi sản xuất bông trên toàn thế giới, bằng cách giải quyết các tác động tiêu cực của việc trồng và chế biến bông. Với các mục tiêu lâu dài, BCI đang nỗ lực biến ‘Better Cotton’ trở thành một mặt hàng chủ đạo bền vững thông qua:

  • Giảm tác động đến môi trường của việc sản xuất bông.
  • Cải thiện sinh kế của người nông dân và phát triển kinh tế vùng sản xuất bông.
  • Cải thiện cam kết và duy trì dòng chảy của Better Cotton trong toàn bộ chuỗi cung ứng dệt may.
  • Đảm bảo độ tin cậy và tính bền vững của sáng kiến “Better Cotton”
Các mục tiêu từng giai đoạn qua 5 cột mốc
Các mục tiêu từng giai đoạn qua 5 cột mốc [1] – 2021 Annual report

Kế hoạch 10 năm giai đoạn 2021-2030 tập trung vào 5 mục tiêu chính [1]:

  • Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: Đặt mục tiêu giảm 50% lượng khí thải nhà kính trên mỗi tấn BCI Cotton đến năm 2030. 
  • Cải thiện sức khỏe của đất để tăng khả năng phục hồi môi trường.
  • Giảm khối lượng và độc tính của thuốc trừ sâu sử dụng, tăng cường các biện pháp quản lý dịch hại.
  • Cải thiện sinh kế nông dân, hộ sản xuất nhỏ.
  • Trao quyền cho phụ nữ.
5 mục tiêu giai đoạn 10 năm (2021-2030)
5 mục tiêu giai đoạn 10 năm (2021-2030)[1] – 2021 Annual report

Tổng quan về hệ thống quản lý tiêu chuẩn Better Cotton – The Better Cotton Standard System

Tổng quan hệ thống quản lý tiêu chuẩn BCI Cotton
Tổng quan hệ thống quản lý tiêu chuẩn BCI Cotton

Định nghĩa “ tốt hơn” của Better Cotton với 7 nguyên tắc

Định nghĩa toàn cầu của BCI mô tả Cotton tốt hơn dưới dạng hành vi trồng  bông tốt hơn của người nông dân. Người nông dân “BCI” được đào tạo thực hiện 7 nguyên tắc cốt lõi để được đạt được chứng nhận gồm :

  1. Giảm thiểu tác hại của các biện pháp bảo vệ thực vật.
  2. Sử dụng nước hiệu quả và quan tâm đến chất lượng nguồn nước hiện có.
  3. Chăm sóc sức khỏe của đất.
  4. Tăng cường tính đa dạng sinh học và sử dụng đất có trách nhiệm.
  5. Chăm sóc và bảo quản tốt chất lượng của xơ bông.
  6. Thúc đẩy cách thức làm việc hợp thức theo nguyên tắc việc làm bền vững.
  7. Vận hành hiệu quả hệ thống quản lý BCI.
7 nguyên tắc cốt lõi định hình nên Better Cotton
7 nguyên tắc cốt lõi định hình nên Better Cotton [1]

Một số ví dụ cho thấy nông dân ở Pakistan đã giảm 40% lượng nước sử dụng và nông dân ở Ấn Độ cắt giảm một nửa lượng nước sử dụng

Đào tạo và xây dựng năng lực người nông dân “BCI”

Đầu tư trước vào xây dựng năng lực, thay vì chỉ kiểm tra kết quả thông qua chứng nhận, để đạt được giấy phép Better Cotton.

Nông dân được đảm bảo tiếp cận với các công cụ, đào tạo nâng cao năng lực và hỗ trợ cần thiết để liên tục cải thiện, thực hành hiệu quả và áp dụng phù hợp với bối cảnh và kiến thức tại hiện trường từng địa phương.

Mở rộng đào tạo nông dân BCI

Thể hiện sự cam kết bằng chương trình đảm bảo – Assurance Programme

Chương trình đảm bảo “Better Cotton” đảm bảo các trang trại và nông dân đáp ứng tất cả các yêu cầu cốt lõi của nguyên tắc và tiêu chí trước khi họ có thể được cấp phép bán BCI Cotton. Đánh giá trang trại thường xuyên và đo lường kết quả thông qua 8 chỉ số kết quả nhất quán, khuyến khích nông dân liên tục cải thiện.

Kết nối cung cầu sản phẩm BCI Cotton

Kết nối cung và cầu trong chuỗi cung ứng Better Cotton, từ người nông dân trồng BCI Cotton đến các công ty cung ứng. Quá trình được thực hiện thông qua việc xây dựng và đang từng bước hoàn thiện mô hình cân đối khối lượng BCI Cotton xuyên suốt chuỗi, nền tảng theo dõi – Better Cotton platform và công cụ truy xuất nguồn gốc.

Hỗ trợ truyền thông đáng tin cậy bằng khung yêu cầu – Claims Framework

Quảng bá về Better Cotton bằng cách truyền đạt dữ liệu, thông tin đáng tin cậy và câu chuyện mạnh mẽ, tích cực từ lĩnh vực này từ Better Cotton.

Đo lường kết quả và tác động qua giám sát, đánh giá & không ngừng học hỏi

Các cơ chế giám sát và đánh giá để đo lường tiến độ nhằm đảm bảo Better Cotton mang lại tác động như mong đợi đối với môi trường, xã hội và kinh tế.

Tham khảo một số sản phẩm vải Cotton tại Synex

{{ content }}

Những kết quả BCI Cotton đã đạt được

Sản lượng BCI Cotton trồng được ở các quốc gia giai đoạn 2020-2021
Sản lượng BCI Cotton trồng được ở các quốc gia giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: tấn) Tổng sản lượng BCI Cotton thế giới ~ 4.7 triệu tấn năm 2021

Kết thúc giai đoạn 5 năm vào năm 2020, BCI Cotton có những mục tiêu đã và chưa đạt được. Nhiều yếu tố tác động đến kết quả, gồm đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, những thay đổi trong chương trình BCI, điều kiện thị trường và những thách thức chính trị xã hội. Những thành tích nổi bật Better Cotton đạt được như [1]-2021 Annual Report:

  • Better Cotton hiếm 1/5 sản lượng bông toàn cầu trong vòng chưa tới 10 năm.
  • Có 10 nước (Mozambique, Pakistan, Australia-myBMP, Brazil-ABR, Ai Cập, Hy Lạp-AGRO-2, Israel-ICPSS, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Nam Phi) kết hợp các tiêu chuẩn Cotton quốc gia phù hợp hệ thống tiêu chuẩn Better Cotton ở nhiều cấp độ có thể bán bông với tên gọi Better Cotton.
  • Khả năng tự chủ về tài chính: 100% chi phí hoạt động cốt lõi dựa vào nguồn thu và tất cả các khoản tài trợ đều được chuyển đến các hoạt động cấp độ thực địa và đổi mới.
Số lượng nông dân đạt được chứng nhận BCI Cotton từ 2010-2021
Số lượng nông dân đạt được chứng nhận BCI Cotton từ 2010-2021 [1] -2021 Annual Report
Sản lượng BCI Cotton trồng được từ 2010-2021
Sản lượng BCI Cotton trồng được từ 2010-2021 (đơn vị: tấn)[1] -2021 Annual Report
Số lượng thành viên tham gia hiệp hội BCI Cotton tính đến năm 2021
Số lượng thành viên tham gia hiệp hội BCI Cotton tính đến năm 2021 [1] – 2021 Annual Report

Tham gia thành viên BCI Cotton

BCI Cotton không phải là một giống Cotton cụ thể mà BCI là một nền tảng, thông qua việc đăng ký của các đơn vị thành viên, thúc đẩy sự bền vững về môi trường và xã hội tại các vùng trồng bông. Do đó, để được chứng nhận Better Cotton, công ty và tổ chức cần là thành viên của hiệp hội hoặc mua bông từ các đơn vị đã được cấp mã số thành viên . 

Theo quy định, trong xuyên suốt chuỗi cung ứng BCI Cotton, buôn bán bông kiện, kéo sợi bông, bán lẻ là tổ chức yêu cầu phải là thành viên chính thức, mắt xích quyết định thành phần BCI Cotton có chứa trên sợi tạo thành vải và quần áo sau này cùng những chiến lược và định hướng sử dụng BCI.

Các mắt xích còn lại như xử lý bông thô đóng kiện (ginners), đơn vị sản xuất vải, quần áo và đại lý cung ứng không yêu cầu là thành viên nhưng vẫn có thể lựa chọn để trở thành thành viên BCI Cotton

Tùy chọn thành viên trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng BCI Cotton
Tùy chọn thành viên trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng BCI Cotton [1]

Cùng với mẫu đơn đăng ký chứng nhận BCI Cotton và hợp đồng thành viên (Quy tắc thực hành thành viên và điều khoản thành viên)[7], tổ chức cần bổ sung các thông tin sau:

  • Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký công ty.
  • Báo cáo kiểm toán hàng năm hoặc kết quả tài chính.
  • Một bản sao có chữ ký của bộ Quy tắc Thực hành Thành viên BCI.
  • Bản sao digital logo của công ty (tùy chọn)

Ngoài ra, để trở thành thành viên phải đáp ứng đủ các yêu cầu của bộ 5 tiêu chí thành viên và cần đóng phí thành viên khi tham gia. [7]

Các mục quan trọng nêu trên phiếu kê khai đầu ra giao dịch sản phẩm (sợi, vải) [7]:

  • Mục đích: Mua/ bán sợi hoặc vải (For sale/ purchase of yarn or fabric)
  • Đối tượng giao dịch: bên bán (seller) và bên mua (buyer)
  • Mã số thành viên (BCI ID number): Nếu có (yêu cầu đối với bên bán bông kiện và sợi).
  • Khối lượng xơ Cotton đã dùng kéo sợi (Number of BCCU): Nhằm đo lường, thống kê lượng xơ bông đã sản xuất cân đối với lượng phân bổ cho nhu cầu sử dụng cuối.
  • Khối lượng xơ Cotton đã dùng kéo sợi (Number of BCCU): Nhằm đo lường, thống kê lượng xơ bông đã sản xuất cân đối với lượng phân bổ cho nhu cầu sử dụng cuối.
Mẫu phiếu kê khai đầu ra giao dịch sản phẩm (sợi, vải)
Mẫu phiếu kê khai đầu ra giao dịch sản phẩm (sợi, vải) [7]

BCCU-Better Cotton Claim Unit = 1kg xơ Cotton (đơn vị BCI cotton yêu cầu)

Ví dụ: Mẫu phiếu kê khai đầu ra giao dịch sản phẩm vải
Ví dụ: Mẫu phiếu kê khai đầu ra giao dịch sản phẩm vải [7]

Những quan tâm xung quanh sáng kiến Better Cotton

Sự khác biệt giữa BCI Cotton và Cotton thông thường (Conventional Cotton)

Năng suất Cotton thông thường phụ thuộc vào nhiều nước, liều lượng phân bón cao và thuốc trừ sâu để kiểm soát côn trùng, sâu bệnh, cỏ dại và các chất phụ gia hóa học điều chỉnh sự tăng trưởng. 

Trong khi đó, BCI Cotton phát triển và thúc đẩy các phương pháp cho phép trồng nhiều bông hơn trong khi sử dụng ít nước và hóa chất hơn, đồng thời bảo vệ cả điều kiện làm việc và đa dạng sinh học.

Tìm hiểu thêm: vải cotton tự nhiên

BCI Cotton có bền vững với môi trường không?

BCI Cotton tốt hơn so với Cotton trồng trọt theo phương pháp canh tác thông thường. Tuy nhiên, BCI Cotton chưa hoàn toàn bền vững. Vì đây là sáng kiến dài hạn của nhiều bên liên quan về Cotton tốt hơn. Và trong 7 nguyên tắc chỉ mang tính khuyến khích “nên” sản xuất Cotton tốt hơn mà chưa có ràng buộc rõ ràng về nỗ lực bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng – từ trồng trọt, thu hoạch đến kéo sợi và vận chuyển.[3]

So sánh BCI Cotton với Cotton hữu cơ (GOTS-Organic Cotton)

Cotton hữu cơ (Organic Cotton): Là bất kỳ loại bông nào được trồng mà không có sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu và từ cây trồng không biến đổi gen.[4]

BCI là một sáng kiến Cotton mà vẫn cho phép nông dân trồng các giống bông biến đổi gen (Genetically Modified-GM), cắt giảm lượng thuốc trừ sâu và canh tác bảo vệ môi trường đất.[3]

Những lựa chọn khác cho Cotton bền vững.

Organic Cotton – GOTS standard

GOTS-Global Organic Textile Standard, được sử dụng cho hàng dệt may được làm bằng ít nhất 70% sợi tự nhiên hữu cơ có chứng nhận.[4]

Natural Color Cotton

Cotton màu tự nhiên: Có màu sắc với sắc tố tạo màu tự nhiên bên trong xơ, những sắc tố này có thể tạo ra các sắc thái màu khác nhau và khác với màu trắng vàng đặc trưng của sợi bông thương mại hiện đại mà không thông qua quá trình nhuộm.

label organic textile
Eu Ecolabel vải
Lable logo của bci cotton

Tìm hiểu về nhãn trên quần áo

EU Ecolabel Cotton

Nhãn sinh thái EU Ecolabel Textile gắn cho sản phẩm dệt may đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao trong suốt vòng đời từ việc khai thác nguyên liệu thô đến sản xuất, đóng gói và vận chuyển, ngay cả mục đích sử dụng cho đến hết vòng đời của sản phẩm.[3]

Recycled Cotton – GRS & RCS

Cotton tái chế (Recycled Cotton): Xơ Cotton được chuyển đổi từ dạng vải/sợi Cotton và được tái sử dụng trở lại trong các sản phẩm dệt may mới. Cotton tái chế được lấy từ hai nguồn chính [6]:

  • Pre-consumer Recycled Cotton: bao gồm phế phẩm được tạo ra bởi các sản phẩm phụ từ sợi và vải. Chiếm phần lớn trong tỉ lệ Cotton tái chế.
  • Post-consumer Recycled Cotton: bao gồm quần áo, vải bọc, đồ gia dụng được tái sử dụng. Có tỉ lệ thấp do có nhiều màu sắc khác nhau, nhiều loại vải pha trộn và là quy trình tốn nhiều công sức hơn.

Global Recycled Standard (GRS) và Recycled Claim Standard (RCS) là hai tiêu chuẩn để chứng nhận, đảm bảo nguồn gốc và thành phần vật liệu tái chế, trong đó có bông tái chế. 

  • GRS áp dụng với bất kỳ sản phẩm nào chứa ít nhất 20% vật liệu tái chế, hoặc ít nhất 50% thành phần có tái chế. [5]
  • RCS xác minh sự hiện diện và lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm cuối cùng có thành phần tỉ lệ ít nhất 5% vật liệu đã được biến đổi từ dòng chất thải rắn.[5]
Bông cotton thành phẩm

Kết luận

Sáng kiến Better Cotton tuy chưa phải giải giải pháp triệt để và bền vững tuyệt đối trong ngắn hạn nhưng về lâu dài nó có cách nhìn nhận, đánh giá và thay đổi để Cotton tốt hơn như chính tên gọi. 

Hiện nay, BCI ngày càng mở rộng và tiếp cận tới rất nhiều thương hiệu quần áo và đối tượng khách hàng tiêu dùng. Với khả năng của mình, Synex đang cung cấp thêm nhiều các sản phẩm vải từ BCI Cotton vào danh sách các sự lựa chọn vải Cotton cho khách hàng. Synex tin tưởng rằng “Cotton tốt hơn và cuộc sống sẽ tốt hơn”.

Nguồn tư liệu được sử dụng

[1]https://bettercotton.org/

[2]https://en.wikipedia.org/wiki/Better_Cotton_Initiative

[3]https://www.sustainablejungle.com/certifications/what-is-bci-cotton/

https://moralfibres.co.uk/what-is-bci-cotton-and-is-it-sustainable-ethical-or-organic/

[4]https://global-standard.org/

[5]https://textileexchange.org/cotton/

[6]https://www.cottonworks.com

[7]https://bettercotton.org/wp-content/uploads/2016/08/Other-Intermediaries_BCI-Membership-Application-Form_Suppliers-Manufacturers.pdf

5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn tham khảo