Vải cá sấu mè đặc điểm và ứng dụng trong may mặc

Trong thị trường may mặc ngày nay chắc bạn không còn xa lạ với vải thun cá sấu hay vải thun mè. Vậy còn vải cá sấu mè, bạn đã từng nghe qua tên loại vải này chưa? Thực tế đây là loại vải kết hợp giữa vải mè và hiệu ứng bề mặt vải […]

Vải cá sấu mè đặc điểm và ứng dụng trong may mặc

Trong thị trường may mặc ngày nay chắc bạn không còn xa lạ với vải thun cá sấu hay vải thun mè. Vậy còn vải cá sấu mè, bạn đã từng nghe qua tên loại vải này chưa? Thực tế đây là loại vải kết hợp giữa vải mè và hiệu ứng bề mặt vải cá sấu mang nhiều đặc điểm và ứng dụng khác nhau.

Giới thiệu vải cá sấu mè

Vải cá sấu mè là vải dệt kim đan ngang dệt trên máy hai giường kim, đây cũng là một trong những kiểu dệt double face nói chung hay vải mè nói riêng. Do dệt từ máy hai giường kim nên vải dệt được hai mặt vải khác nhau, một mặt vải bằng phẳng, trơn láng nhìn như kiểu dệt single jersey hay interlock, mặt còn lại có hiệu ứng mè đặc trưng với các điểm nổi và lõm sắp xếp cách đều nhau tạo hình dạng như hình ovan, nhìn ngoại quan bề mặt giống vải cá sấu nên người ta gọi tên riêng cho vải là cá sấu mè.

Hiệu ứng các điểm lồi lõm đặc trưng của vải cá sấu mè
Hiệu ứng các điểm lồi lõm đặc trưng của vải cá sấu mè

Phân loại vải cá sấu mè

Vải mè có thể dệt từ nguyên liệu 100% polyester xơ dài (DTY) hay dệt thêm với sợi xơ ngắn cotton, cotton pha poly,…kết hợp spandex hoặc không tùy theo mục đích và phân khúc sử dụng. Dựa vào đó, có thể chia vải cá sấu mè thành các loại như sau:

a) Theo nguyên liệu:

  • Vải cá sấu mè poly : vải dệt từ 100% polyester, cả 2 mặt vải đều là sợi DTY, mặt vải bóng láng không xù lông.
  • Vải cá sấu cotton back : vải dệt kết hợp sợi poly DTY và sợi cotton. Mặt láng như kiểu dệt interlock của vải thường là sợi cotton nên sẽ có các đầu xơ xù lông trên bề mặt, mặt mè cá sấu còn lại là sợi polyester DTY, mặt này nhìn bóng láng và không xù lông.
  •  

b) Theo độ co giãn: 

  • Vải cá sấu mè 2 chiều :  vải không có spandex, giá thành vải rẻ hơn tuy nhiên vải có độ co giãn không cao.
  • Vải cá sấu mè 4 chiều : vải được cài thêm sợi spandex tăng độ co giãn và đàn hồi cho vải. Vải cá sấu mè poly 4 chiều không được ưa chuộng bằng vải 2 chiều.
  •  

Xem sản phẩm vải của Synex: vải cá sấu cotton 4 chiều

Một số vải Polyester tại Synex

{{ content }}

Ưu và nhược điểm của vải cá sấu mè

Ưu điểm

Ngoại quan: vải có cấu trúc lồi lõm lỗ trên bề mặt nên vải thường nhẹ, xốp tạo sự thoáng khí, thoát ẩm tốt nên nhanh khô, không bám dính cơ thể và thoải mái khi vận động. Vải ít nhăn, luôn giữ được phom dáng như ban đầu. Riêng vải cá sấu mè poly dệt từ sợi poly DTY nên vải không có các đầu xơ ngắn, nhờ vậy vải không gặp vấn đề đổ lông.

Hiệu ứng các điểm lồi lõm đặc trưng của vải cá sấu mè
Hiệu ứng các điểm lồi lõm đặc trưng của vải cá sấu mè

Màu sắc: màu sắc vải đa dạng, có thể kết hợp in ấn tạo nên nhiều họa tiết đa dạng.

Đặc điểm và ứng dụng trong may mặc
Đặc điểm và ứng dụng trong may mặc

Giá thành: Vải cá sấu mè poly có giá thành rẻ phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Giá vải cá sấu mè cotton back sẽ cao hơn vải cá sấu mè 100% poly.

Nhược điểm

Móc xước: mặt hiệu ứng cá sấu mè thường là sợi poly DTY nên vải dễ bị móc xước, một phần do bản chất kiểu dệt mè không trơn láng mà gồm các điểm lồi lõm trên bề mặt vải cũng như do sợi poly DTY gồm nhiều Filament dài liên tục bấm đốt có khoảng cách, tại những chỗ không bấm đốt, các xơ dài liên tục này dễ bị móc xước vì vậy trong quá trình sản xuất cần kiểm soát kỹ các vật tiếp xúc bề mặt vải để hạn chế lỗi này.

Lỗi móc xước trên bề mặt vải
Lỗi móc xước trên bề mặt vải cá sấu mè

Ánh màu: sợi poly khi gặp nhiệt độ cao dễ bị biến đổi ánh màu, do đó cần lưu ý khi sử dụng cũng như khi ủi vải, nhiệt độ không nên quá 160 độ. Ngoài ra vải cá sấu mè cotton black có hai mặt là hai nguyên liệu hoàn toàn khác nhau, trong quá trình nhuộm có thể phải điều chỉnh nhiều lần để hai mặt có ánh màu tiệp với nhau.

Nội dung cùng chủ đề bạn nên xem: vải thun cá sấu Poly

Ứng dụng

Với cấu trúc đặc biệt gồm nhiều lỗ lõm trên bề mặt, vải mang lại độ xốp và thoáng khí, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nước ta nên vải được ứng dụng trong nhiều mảng như thời trang, thể thao, đồng phục công ty,…

Bên cạnh đó, vải thun cá sấu mè poly là cái tên dẫn đầu, chiếm tỉ lệ lớn trong thị trường sản xuất vải thun mè cá sấu, đặc biệt là áo đồng phục cho các sự kiện hằng năm như team building, sự kiện thể thao,… do vải dễ dàng in các thông tin quảng cáo cũng như màu sắc đa dạng tạo nên sự nổi bật riêng biệt cho đội nhóm nói riêng hay tập thể công ty nói chung.

Ứng dụng vải thun cá sấu mè trong may mặc
Ứng dụng vải thun cá sấu mè trong may mặc

Vải cá sấu mè 100% poly sẽ có giá thành rẻ hơn vải cotton back. Ở phân khúc sản phẩm yêu cầu chất lượng cao, vải cá sấu mè cotton back thường được chọn lựa, ngược lại ở phân khúc yêu cầu giá rẻ và không đòi hỏi cao về chất lượng thì vải cá sấu mè 100% poly là một sự lựa chọn tối ưu. Dưới đây là bảng gợi ý các chi số, trọng lượng và ứng dụng thực tế, bạn có thể tham khảo thêm thông tin để dễ dàng chọn lựa cho mình sản phẩm phù hợp khi có nhu cầu sử dụng vải cá sấu mè.

Trọng lượngVải cá sấu mè PolyVải cá sấu cottonỨng dụng
110-130 gsmDTY 75D
Vải lót, vải phối, khẩu trang
140-170 gsmDTY 75D / DTY 100DDTY 75D + CM 40 NE
DTY 75D + CM 30 NE
Vải lót, vải phối, áo đồng phục, áo thể thao, áo khoác, khẩu trang
180-240DTY 100D / DTY 150DDTY 75D + CM 30 NE
DTY 75D + CM 26 NE
DTY 100D + CM 40 NE
DTY 100D + CM 30 NE
DTY 100D + CM 26 NE
DTY 150D + CM 40 NE
DTY 150D + CM 30 NE
Áo đồng phục, áo thể thao, áo khoác, quần thể thao, quần đùi hoặc quần dài
5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn tham khảo